Luật Sư tại Nha Trang, Khánh Hòa - Chi nhánh Luật NEW KEYhttps://luatsunhatrang.com.vn/uploads/logo-newkey-200.png
Thứ tư - 11/10/2023 04:57
Với sự phát triển của trình độ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là y khoa, việc sinh con nhờ mang thai hộ không còn gì quá xa lạ. Vậy trong trường hợp này, việc phân chia tài sản theo luật dân sự về thừa kế có gì khác biệt hay không? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật NEWKEY để có câu trả lời chính xác nhất
1. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo? 1.1 Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là gì? (khoản 22 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014) Căn cứ khoản 22 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, “Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con”. Như vậy, để được coi là mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải đáp ứng được các yếu tố: – Người mang thai hộ tự nguyện mang thai hộ, không vì mục đích thương mại; – Bên nhờ mang thai hộ phải là vợ chồng hợp pháp, không thể mang thai và sinh con ngay cả khi đã áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; – Sử dụng phương pháp thụ thai bằng cách can thiệp về mặt y học, phi tự nhiên thông qua phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.
1.2 Điều kiện của bên nhờ mang thai hộ Căn cứ khoản 2 Điều 95 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, vợ chồng có quyền nhờ người mang thai hộ khi có đủ các điều kiện sau đây: “a) Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; b) Vợ chồng đang không có con chung; c) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý”. Thứ nhất, bên nhờ mang thai hộ phải là vợ chồng hợp pháp Quy định này thể hiện sự “bảo hộ” của nhà nước đối với quan hệ hôn nhân. Mặt khác, hôn nhân là cơ sở để hình thành gia đình. Do vậy, việc quy định bên nhờ mang thai hộ phải là cặp vợ chồng hợp pháp còn có ý nghĩa trong việc giúp cho gia đình thực hiện chức năng cơ bản và đảm bảo quyền lợi cho đứa trẻ sinh ra được sống trong môi trường gia đình. Thứ hai, có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản Quy định này được đặt ra nhằm tránh việc nhờ người khác mang thai hộ một cách bừa bãi, hạn chế việc lợi dụng mang thai hộ trong khi người phụ nữ vẫn còn khả năng làm mẹ, tránh tình trạng thương mại hoá mang thai hộ. Theo đó, cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ phải là cặp vợ chồng vô sinh và dù đã áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản nhưng người vợ vẫn không thể mang thai và sinh con. Thứ ba, vợ chồng đang không có con chung Với quy định này, sẽ dẫn đến hai cách hiểu. (1) Vợ chồng nhờ mang thai hộ chưng từng có con chung cho đến thời điểm nhờ bên mang thai hộ (vô sinh nguyên phát). (2) Vợ chồng nhờ mang thai hộ có thể đã từng có con chung nhưng ở thời điểm hiện tại, đứa con đã không còn sống hoặc còn sống nhưng bị bệnh tâm thần hoặc một số bệnh khác làm cho đứa con không còn nhưng người mẹ lại không thể thụ thai được nữa (vô sinh thứ phát). Thứ tư, vợ chồng nhờ mang thai hộ đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý Quy định này nhằm đảm bảo cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ có thể hiểu rõ mọi mặt của vấn đề này, tránh xảy ra sai sót cũng như tranh chấp trong tương lai do thiếu hiểu biết, đảm bảo hiệu quả trong quá trình mang thai hộ. 1.3 Điều kiện của bên mang thai hộ (khoản 3 Điều 95 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014) Căn cứ khoản 3 Điều 95 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, người được nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện sau đây: “a) Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ; b) Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần; c) Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ; d) Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng; đ) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý”. Thứ nhất, bên mang thai hộ phải là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ Quy định này nhằm hạn chế tối đa tình trạng mang thai hộ vì mục đích thương mại. Tuy nhiên, quy định này cũng là một “rào cản” đối với các cặp vợ chồng có mong muốn nhờ mang thai hộ. Việc hạn chế phạm vi những người được quyền mang thai hộ đã khiến cho các cặp vợ chồng vô sinh không có anh chị em hoặc có chị em nhưng những người này chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng chưa từng sinh con, không thể thực hiện quyền của mình. Thứ hai, bên mang thai hộ phải đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần Việc yêu cầu người phụ nữ đã từng sinh con là cần thiết bởi mang thai và sinh con là một quá trình đặc biệt. Việc đã từng sinh con sẽ giúp người phụ nữ chuẩn bị về mặt tâm lý cũng như có kinh nghiệm, kỹ năng trong vấn đề chăm sóc bản thân và thai nhi nhằm đảm bảo thực hiện việc mang thai hộ. Đồng thời tạo ra tâm lý ổn định và sự hài hoà về mặt tình cảm cho cả bên nhờ mang thai hộ và bên nhận mang thai hộ. Thứ ba, bên mang thai hộ phải ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ Hiện nay, pháp luật chưa có quy định thế nào là độ tuổi phù hợp. Tuy nhiên, có thể suy đoán độ tuổi phù hợp là độ tuổi sinh đẻ nói chung theo các nghiên cứu khoa học cũng như quan niệm của xã hội. Theo nghiên cứu của các hiệp hội sản phụ khoa trên thế giới, thông thường, độ tuổi sinh sản tốt nhất của người phụ nữ là khoảng từ 20 đến 35 tuổi, lúc này cơ thể người phụ nữ đã phát triển đầy đủ về mặt tâm sinh lý cho việc làm mẹ. Thứ tư, bên mang thai hộ đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý Tương tự như bên nhờ mang thai hộ, bên mang thai hộ phải được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý nhằm đem lại những hiểu biết tổng quan nhất về vấn đề mang thai hộ. 3. Con sinh ra nhờ mang thai hộ được thừa kế như thế nào? Thừa kế là việc dịch chuyển tài sản của cá nhân đã chết cho những người khác còn sống theo di chúc hoặc theo pháp luật. Khi năng lực sản xuất, kinh doanh phát triển tạo ra ngay một nhiều của cải vật chất trong xã hội; cá nhân có thu nhập hợp pháp do lao động, sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ thuộc các thành phần kinh tế và hình thức sở hữu khác nhau, quyền sở hữu được xác lập đối với những tài sản có được từ hững hoạt động hơp pháp này, theo đó di sản thừa kế cũng đa dạng và có giá trị tài sản ngày một lớn hơn. 3.1 Xác định cha, mẹ trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo (Điều 94 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014) Theo quy định tại Điều 93 Luật hôn nhân và Gia đình năm 2014, thì việc xác định cha, mẹ trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản:”1. Trong trường hợp người vợ sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì việc xác định cha, mẹ được áp dụng theo quy định tại Điều 88 của Luật này”. 2. Trong trường hợp người phụ nữ sống độc thân sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì người phụ nữ đó là mẹ của con được sinh ra. 3. Việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không làm phát sinh quan hệ cha, mẹ và con giữa người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi với người con được sinh ra. 4. Việc xác định cha, mẹ trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được áp dụng theo quy định tại Điều 94 của Luật này.” Điều 94 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định: “Con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra”. Khác với trường hợp xác định cha, mẹ, con dựa trên sự kiện sinh đẻ khác, đối với trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thì người sinh ra đứa trẻ không được xác định là mẹ của đứa trẻ. Mà theo đó, đứa trẻ sinh ra là con chung của cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ. Quy định như vậy là hợp lý, bởi lẽ vấn đề mang thai hộ được đặt ra nhằm đảm bảo quyền làm cha mẹ của những cặp vợ chồng vô sinh không thể có con kể cả khi đã sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, còn bên mang thai hộ chỉ nhằm mục đích nhân đạo, giúp đỡ mà không có mục đích làm mẹ. Vì vậy, quy định này không chỉ đảm bảo mục đích của mang thai hộ mà còn giúp ổn định mối quan hệ cha mẹ – con, tránh việc xảy ra tranh chấp. 3.2 Quyền thừa kế của con sinh ra nhờ mang thai hộ Con sinh ra nhờ mang thai hộ có quyền được hưởng thừa kế như bình thường theo quy định tại Điều 94 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Căn cứ theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Người thừa kế theo pháp luật 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. 3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Như vậy, con sinh ra từ nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng kể từ thời điểm con được sinh ra và được hưởng di sản thừa kế theo quy định của pháp luật.
Trên đây là bài viết về việc chia thừa kế cho con có được nhờ mang thai hộ theo luật dân sự về thừa kế. Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn những kiến thức bổ ích. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc câu hỏi nào, vui lòng liên hệ (zalo): 0368 050 579 để được tư vấn miễn phí.