Gương vỡ liệu có lành?
2023-10-23T05:44:08-04:00
2023-10-23T05:44:08-04:00
https://luatsunhatrang.com.vn/guong-vo-lieu-co-lanh-52.html
/themes/default/images/no_image.gif
Luật Sư tại Nha Trang, Khánh Hòa - Chi nhánh Luật NEW KEY
https://luatsunhatrang.com.vn/uploads/logo-newkey-200.png
Thứ hai - 23/10/2023 05:44
GƯƠNG ĐÃ VỠ KHÔNG THỂ LÀNH
Nhân vật: H: người chồng C: người vợ T: bạn của C.
H và C kết hôn từ năm 2014, đăng ký kết hôn tại UBND phường X, thành phố Y, tỉnh K. Sau khi kết hôn, vợ chồng sống cùng nhà với bố mẹ đẻ anh H tại phường Z, thành phố Y, tỉnh K, vợ chồng chung sống không hạnh phúc. Nguyên nhân chính là do tính cách vợ chồng không hợp, bất đồng quan điểm sống; anh C không chịu làm ăn, hay uống rượu say, về nhà có lời lẽ xúc phạm và đánh đập vợ. Ngoài ra, mâu thuẫn còn do vợ chồng kết hôn đã ba năm nhưng vẫn chưa có con khiến cho tình cảm vợ chồng ngày càng lạnh nhạt dần. Hai bên gia đình và hàng xóm nhiều lần phân tích và hòa giải nhưng tình cảm vợ chồng không cải thiện được. Gần đây nhất, anh H uống rượu say chửi mắng, đánh đập chị và đạp phá đồ đạc trong nhà. Do sợ nguy hiểm đến tính mạng nên chị đã xin phép bố mẹ chồng về nhà bố mẹ đẻ ở.
Cảnh 1: Tại nhà T – bạn của C.
Một hôm chị C sang nhà chị T – bạn thân của chị C chơi và tâm sự với T về chuyện gia đình và nói về việc muốn ly hôn với H.
T: Cậu kể cho tớ nghe xem xảy ra chuyện gì mà cậu phải bỏ về nhà mẹ đẻ sống và cương quyết đòi ly hôn như thế?
C chia sẻ với T: Tớ buồn lắm T à. Vợ chồng cũng mâu thuẫn nhiều lần rồi, anh H anh ấy rượu chè suốt ngày, chẳng chịu làm ăn gì, có hôm về còn đánh tớ. Chuyện xảy ra nhiều lần rồi. Tớ cũng cố gắng bỏ qua cho anh ấy nhiều lần rồi, nhưng vẫn tính nào tật đấy. Bây giờ tớ cảm thấy tình cảm vợ chồng không còn, cuộc sống không có hạnh phúc, hơn nữa tớ và anh H vẫn chưa có con, anh H cứ rượu suốt ngày như thế, không chú tâm chữa trị. Tớ nghĩ chúng tớ không có khả năng đoàn tụ đâu. Tớ đã hẹn anh H gặp để đưa đơn ly hôn cho anh ta ký rồi.
T: Tớ cũng chẳng biết khuyên cậu như thế nào vì cậu là người trong cuộc cậu sẽ hiểu hơn và đưa ra quyết định cho chính cuộc đời mình. Tớ chỉ biết nói cậu hãy suy nghĩ thật kỹ.
Biết T là người hiểu biết pháp luật, đã qua đào tạo chuyên ngành về Luật, nay còn làm việc liên quan đến pháp luật nên C hỏi han các thông tin liên quan đến thủ tục ly hôn.
C: T ơi, bây giờ tớ viết đơn ly hôn gửi đến đâu được?
T: Vợ chồng cậu có đặt ra vấn đề chia tài sản chung khi ly hôn không?
C: Không T à, bọn t cũng chẳng có tài sản chung gì. Nhà đang sống là của bố, mẹ chồng tôi.
T: Theo quy định của khoản 1 Điều 28 Luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì ly hôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Theo quy định của Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tranh chấp về hôn nhân và gia đình.
Điều 36 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định Tòa dân sự Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc về dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.
Đồng thời Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự cũng quy định thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
“a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.”
Căn cứ vào các quy định trên và cậu và anh H đều cư trú tại thành phố Y thì tòa án có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn của vợ chồng cậu là Tòa dân sự Tòa án nhân dân thành phố Y cậu nhé.
T: T cảm ơn cậu.
Thế rồi, hai người ngồi trầm ngâm bên ly trà.
Cảnh 2: Tại quán café C và H gặp nhau
Nhìn thấy C, H nhẹ nhàng nói: Em ngồi xuống đi.
C tỏ ra không quan tâm, rồi lạnh lùng nói:
Tôi đã soạn sẵn đơn ly hôn rồi. Anh ký đi, tôi không có gì để nói thêm với anh nữa.
H: Em bình tĩnh đi. Anh vẫn còn tình cảm với em, anh không đồng ý ly hôn, anh sẽ thay đổi, nghiêm túc làm ăn, không rượu chè, không đánh đập em nữa. Em suy nghĩ lại đi.
C: Anh đã nói như thế nhiều lần rồi và tôi cũng đã bỏ qua cho anh nhiều lần. Nhưng lần này tôi quyết định rồi. Nếu anh không ký thì tôi cũng vẫn sẽ gửi đơn ra Tòa.
H: Anh không ký thì Tàa án sẽ không thụ lý đơn ly hôn của em đâu.
Thật may, vì C đã hỏi kỹ T về trường hợp nếu H không ký đơn. C bình tĩnh nói:
C: Theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về Ly hôn theo yêu cầu của một bên thì “1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”.
H: Anh xin em hãy suy nghĩ kỹ lại. Anh sẽ thay đổi, em tin anh đi.
C: Tôi đã quyết định ly hôn rồi. Anh hãy chuẩn bị tinh thần ra Tòa đi.
Nói thể rồi C cầm đơn ly hôn, đứng dậy ra về luôn.
Cảnh 3: Cuộc hội thoại giữa C và T
C: T ơi, cho tớ hỏi thêm, pháp luật quy định như thế nào về án phí hả cậu, mức án phí có cao không cậu và ai là người phải nộp án phí?
T: Cậu đợi tý, tớ tìm văn bản rồi trả lời cho nhé.
C: uh, cậu tìm đi tớ chờ được
T Nhanh chóng tìm, rồi đọc.
Sau đó vài phút.
T: đây rồi cậu ơi.
Theo Điều 147 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định: “Trong vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải chịu án phí sơ thẩm, không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trường hợp cả hai thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa án phí sơ thẩm”.
Theo quy định của Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án và Điều 24, 27 Pháp lệnh số 10/2009/UBTVQH12 ngày 27/2/2009 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về án phí, lệ phí Tòa án thì nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án ly hôn không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Do đó, trong trường hợp cậu nộp đơn ly hôn thì cậu phải nộp 200.000 đồng án phí nhé.
C: Tớ hiểu rồi, tớ cảm ơn cậu nhiều nhé. Hôm sau có thời gian chúng mình gặp nhau nhé.
Sau một thời gian, T gặp lại C, lúc đó C đã ly hôn với H. Nhìn C có vẻ thoải mái hơn, vui vẻ hơn trước nhiều, T cũng cảm thấy nhẹ lòng.