NGƯỜI CÓ QUỐC TỊCH NƯỚC NGOÀI CÓ ĐƯỢC HƯỞNG DI SẢN THỪA KẾ KHÔNG?

Thứ sáu - 19/04/2024 22:47
NGƯỜI CÓ QUỐC TỊCH NƯỚC NGOÀI CÓ ĐƯỢC HƯỞNG DI SẢN THỪA KẾ KHÔNG?

Hiện nay, vấn đề thừa kế di sản rất phổ biến trong cuộc sống hằng ngày, các quy định pháp luật của Việt Nam cũng đã có những quy định khá rõ ràng về vấn đề này. Tuy nhiên, vẫn có những thắc mắc xoay quanh việc người có quốc tịch nước ngoài liệu có được hưởng các di sản thừa kế tại Việt Nam không? Cùng Luật New Key giải đáp về vấn đề đó thông qua bài viết đây:

Căn cứ Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di chúc như sau:
“Điều 624. Di chúc
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”
Bên cạnh đó tại Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của của người lập di chúc như sau:
Điều 626. Quyền của người lập di chúc
Người lập di chúc có quyền sau đây:
1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.”
Theo đó, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Dù thế nào, ý nguyện cuối cùng của người để lại di chúc cũng được tôn trọng và thực hiện.
Ngoài ra, theo quy định pháp luật thì người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế di sản của mình. Vì vậy, dù người thừa kế là người Việt Nam có quốc tịch nước ngoài hay người nước ngoài, pháp luật nước ta luôn công nhận, miễn là di chúc hợp pháp.
Tuy nhiên, nếu di sản thừa kế là quyền sử dụng đất ở Việt Nam thì người nước ngoài có được hưởng hay không?

Căn cứ Khoản 6 Điều 5 Luật Đất đai 2013 quy định về người sử dụng đất như sau:
“Điều 5. Người sử dụng đất
Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này, bao gồm:
6. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch.”
Ngoài ra tại Điều 169 Luật Đất đai 2013 quy định về nhận quyền sử dụng đất như sau:
“Điều 169. Nhận quyền sử dụng đất
1. Người nhận quyền sử dụng đất được quy định như sau:
...
đ) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở;”
Theo đó, pháp luật chỉ công nhận đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tức là còn giữ quốc tịch Việt Nam.
Do vậy, nếu di sản thừa kế là bất động sản, cụ thể là quyền sử dụng đất hoặc nhà ở gắn liền với đất, thì người Việt Nam mang quốc tịch nước ngoài và người nước ngoài sẽ không được đứng tên quyền sử dụng đất nhưng sẽ được hưởng giá trị của bất động sản và nhà ở gắn liền với bất động sản đó nếu những di sản thừa kế này được mang ra giao dịch.

Tuy nhiên
, theo quy định tại Điều 159, Luật Nhà ở 2014. Trong đó, quy định về hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài như sau:

"2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau đây:
a) Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
b) Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ."
Như vậy, người nước ngoài vẫn được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua hình thức nhận thừa kế nhà ở thương mại như quy định nêu trên, có những quyền và  nghĩa vụ được quy định cụ thể tại Điều 186, Luật Đất đai 2013.

 

Tác giả: New Key NT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây