Thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp

Thứ ba - 20/06/2023 20:16
Trường hợp nào được phép thay đổi GPKD? Các thủ tục, hồ sơ cần là gì? Nộp hồ sơ giấy và trực tuyến có gì khác nhau? Hãy tham khảo bài viết say đây:
thay đổi nội dung đăng kí doanh nghiệp
thay đổi nội dung đăng kí doanh nghiệp



7 TRƯỜNG HỢP PHẢI LÀM THAY ĐỔI GIẤY PHÉP KINH DOANH
Tùy vào nhu cầu kinh doanh, định hướng phát triển hoặc các phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh, mà doanh nghiệp sẽ cần làm thủ tục đăng ký thay đổi thông tin trên giấy phép ĐKKD. Theo đó, các trường hợp mà doanh nghiệp có thể thay đổi bao gồm:

  • Thay đổi tên công ty.
  • Thay đổi địa chỉ.
  •  Thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh.
  •  Tăng, giảm vốn điều lệ.
  • Thay đổi thành viên công ty, chủ sở hữu công ty.
  •  Thay đổi đại diện pháp luật.
  • Thay đổi loại hình công ty.
  • Cập nhật CCCD trên giấy phép kinh doanh.
Lưu ý: Đối với trường hợp GPKD bị mất, rách không nhất thiết phải làm thủ tục thay đổi trên GPKD. Doanh nghiệp chỉ cần cập nhật một trong số các thông tin như số điện thoại, email, website hoặc số fax… là đã có thể cấp lại GPKD.

THỦ TỤC, HỒ SƠ THAY ĐỔI GIẤY PHÉP KINH DOANH BẰNG HỒ SƠ GIẤY
Để làm thủ tục thay đổi thông tin GPKD bằng phương pháp truyền thống (nộp hồ sơ giấy trực tiếp) thì các thủ tục, hồ sơ bao gồm:
1. Thay đổi tên doanh nghiệp
Thông báo thay đổi nội dung ĐKKD;
Quyết định của chủ sở hữu, hội đồng thành viên hoặc hội đồng quản trị;
Biên bản họp của hội đồng thành viên hoặc hội đồng quản trị về việc thay đổi tên doanh nghiệp;
Giấy ủy quyền (Trường hợp người nộp hồ sơ không phải chủ sở hữu hoặc đại diện theo pháp luật).
2. Thay đổi địa chỉ
Thủ tục thay đổi địa chỉ sẽ có vài điểm khác biệt về hồ sơ đối với các trường hợp khác tỉnh, cùng tỉnh, khác quận hoặc tùy vào loại hình doanh nghiệp thành lập, chi tiết theo bảng sau: 
HỒ SƠ THAY ĐỔI ĐỊA CHỈ CÔNG TY
KHÁC TỈNH/KHÁC QUẬN CÙNG TỈNH/QUẬN
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TY TNHH MTV CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN  
Thông báo thay đổi GPKD
  •  
  •  
  •  
  •  
 
Giấy ủy quyền (Nếu người nộp hồ sơ khác chủ sở hữu/đại diện theo pháp luật)
  •  
  •  
  •  
  •  
 
Điều lệ Công ty
  •  
       
Danh sách cổ đông, thành viên công ty
 
  •  
       
Quyết định của chủ sở hữu/ hội đồng thành viên/hội đồng quản trị/đại hội đồng cổ đông về việc thay đổi địa chỉ
 
 
  •  
  •  
  •  
 
Biên bản họp hội đồng thành viên/hội đồng cổ đông về việc thay đổi địa chỉ
 
 
  •  
 
  •  
 

3. Thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh
Thông báo thay đổi ngành nghề kinh doanh;
Quyết định của chủ sở hữu, hội đồng thành viên hoặc hội đồng quản trị;
Biên bản họp của hội đồng thành viên hoặc hội đồng quản trị về việc thay đổi tăng, giảm ngành nghề kinh doanh;
Giấy ủy quyền (Trường hợp người nộp hồ sơ không phải chủ sở hữu hoặc đại diện theo pháp luật).
4. Tăng, giảm vốn điều lệ
Thông báo thay đổi vốn điều lệ;
Quyết định của chủ sở hữu, hội đồng thành viên hoặc hội đồng quản trị;
Thông báo cập nhật số điện thoại (Nếu công ty chưa cập nhật);
Giấy xác nhận việc góp vốn của các thành viên mới (Nếu có thành viên mới tham gia góp vốn);
CMND/CCCD/hộ chiếu của thành viên mới;
Giấy ủy quyền (Trường hợp người nộp hồ sơ không phải chủ sở hữu hoặc đại diện theo pháp luật).
5. Thay đổi thành viên công ty, chủ sở hữu công ty
Biên bản họp hội đồng thành viên;
Quyết định của hội đồng thành viên về việc thay đổi thành viên;
Thông báo thay đổi nội dung ĐKKD;
Danh sách thông tin thành viên dự kiến thay đổi;
Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp và các giấy tờ chứng minh hoàn tất chuyển nhượng;
Giấy ủy quyền (Trường hợp người nộp hồ sơ không phải chủ sở hữu hoặc đại diện theo pháp luật).
6. Thay đổi đại diện pháp luật
Thông báo thay đổi người đại diện pháp luật;
Quyết định của chủ sở hữu, hội đồng thành viên hoặc hội đồng quản trị;
Biên bản họp của hội đồng thành viên về việc thay đổi người đại diện pháp luật;
CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện pháp luật dự kiến thay đổi;
Giấy ủy quyền (Trường hợp người nộp hồ sơ không phải chủ sở hữu hoặc đại diện theo pháp luật).
7. Thay đổi loại hình công ty: 
Tùy vào loại hình doanh nghiệp chuyển đổi sẽ có sự khác nhau về hồ sơ.
HỒ SƠ THAY ĐỔI LOẠI HÌNH CÔNG TY
TNHH HAI THÀNH VIÊN SANG TNHH MỘT THÀNH VIÊN TNHH HAI THÀNH VIÊN SANG CÔNG TY CỔ PHẦN
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  •  
  •  
Điều lệ Công ty chuyển đổi
  •  
  •  
Danh sách cổ đông sáng lập  
  •  
Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất chuyển nhượng
  •  
  •  
Biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc chuyển đổi loại hình Công ty
  •  
  •  
Quyết định của hội đồng thành viên về việc chuyển đổi loại hình Công ty
  •  
  •  
CMND/CCCD/ hộ chiếu của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập
  •  
  •  
 
  • Nơi tiếp nhận giải quyết hồ sơ: Sở KH&ĐT tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
  • Thời gian trả kết quả: Từ 3-5 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ.



THỦ TỤC, HỒ SƠ THAY ĐỔI GIẤY PHÉP KINH DOANH QUA MẠNG
Đối với hình thức nộp trực tuyến, tuy còn khá mới so với việc nộp trực tiếp, nhưng hình thức này lại có nhiều ưu điểm như:
  • Chủ động cân đối, sắp xếp thời gian nộp hồ sơ đăng ký mà không phụ thuộc vào giờ làm việc của cơ quan hành chính;
  • Tiết kiệm tối đa thời gian đi lại, chờ đợi;
  • Tiết kiệm chi phí di chuyển và các chi phí phát sinh khác;
  • Tối ưu việc quản lý, lưu trữ hồ sơ, cơ sở dữ liệu cho doanh nghiệp và cả cơ quan hành chính;
  • Hạn chế được tình trạng quá tải trong việc nộp và nhận hồ sơ tại bộ phận một cửa.

Khác với phương pháp truyền thống, nộp hồ sơ thay đổi GPKD qua mạng có thể thực hiện 2 cách:

Cách 1: Sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh
Bạn đăng ký tài khoản tại dangkykinhdoanh.gov.vn.
Lưu ý: Trường hợp ủy quyền nộp hồ sơ, văn bản ủy quyền phải có thông tin của người ủy quyền.
Cách 2: Sử dụng chữ ký số (token)
Bạn phải làm thủ tục mua chữ ký số điện tử.
Nhận kết quả:
Với cả 2 cách trên, sau khi hồ sơ hợp lệ, bạn sẽ nhận được giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử. Bạn mang giấy biên nhận đến trực tiếp cơ quan đăng ký kinh doanh nhận kết quả.
Nếu hồ sơ không hợp lệ, Sở KH&ĐT sẽ gửi chi tiết những nội dung cần sửa đổi, bổ sung. Bạn tiến hành điều chỉnh hồ sơ và nộp lại. 
CÁC DỊCH VỤ THAY ĐỔI GIẤY PHÉP KINH DOANH TẠI NEWKEY
Nếu bạn không có thời gian hoặc chưa đủ kinh nghiệm để thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi thông tin trên giấy phép kinh doanh, hãy tham khảo dịch vụ tại NEWKEY theo các đường dẫn sau:
1.       Thay đổi tên công ty;
2.       Thay đổi địa chỉ;
3.       Thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh;
4.       Tăng, giảm vốn điều lệ;
5.       Thay đổi thành viên cổ đông;
6.       Thay đổi đại diện pháp luật;
7.       Thay đổi loại hình công ty;
8.       Các lưu ý và lỗi sai cần tránh khi thay đổi giấy phép kinh doanh.

CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI THAY ĐỔI GIẤY PHÉP KINH DOANH
1. Khi nào thì phải làm hồ sơ thay đổi GPKD?
Với 7 thay đổi sau bạn cần làm thủ tục thay đổi GPKD: tên công ty; địa chỉ trụ sở; bổ sung ngành nghề kinh doanh; tăng, giảm vốn điều lệ; thành viên công ty, chủ sở hữu công ty; người đại diện pháp luật; loại hình công ty.
2. Thay đổi GPKD có thể làm online/qua mạng được không?
Được. Bạn có thể làm bằng 2 cách: Sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh hoặc chữ ký số (token). Chi tiết từng cách như sau:
Cách 1: Sau khi đăng ký tài khoản tại dangkykinhdoanh.gov.vn, bạn nộp toàn bộ hồ sơ qua mạng. 
Cách 2: Bạn làm thủ tục mua chữ ký số hoặc chọn dịch vụ đăng ký chữ ký số tại NEWKEY và nộp hồ sơ tương tự cách 1. 
Sau khi hồ sơ hợp lệ, bạn chỉ cần đến trực tiếp cơ quan đăng ký kinh doanh nhận kết quả.
3. Hồ sơ thay đổi thông tin trên GPKD nộp tại đâu?
Hồ sơ thay đổi nội dung trên GPKD nộp tại Sở KH&ĐT. Thông thường, khoảng 3-4 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, Sở sẽ thông báo kết quả cho bạn.
4. Nếu người đại diện pháp luật đổi số CMND thành CCCD thì có ảnh hưởng đến GPKD không?
Với trường hợp này, bạn cần làm hồ sơ cập nhật lại CCCD. Bạn có thể tham khảo dịch vụ cập nhật CCCD tại Newkey, hồ sơ hoàn thành trong vòng 3-5 ngày, bạn chỉ cần cung cấp bản sao CCCD cho Newkey, còn lại Newkey sẽ làm thay bạn.
5. Nên làm thủ tục thay đổi GPKD trực tiếp hay qua mạng?
Khi làm hồ sơ online, doanh nghiệp có thể chủ động hơn về thời gian đăng ký mà không phải lệ thuộc vào giờ làm việc cơ quan nhà nước, tối ưu được thời gian và chi phí, thuận lợi hơn trong việc quản lý, lưu trữ hồ sơ, cơ sở dữ liệu. Đồng thời, giảm tình trạng quá tải tại bộ phận một cửa.
 

Tác giả: New Key NT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây