Giấy phép con

Thứ tư - 21/06/2023 03:58
Giấy phép con được hiểu là giấy tờ pháp lý cấp cho cá nhân, tổ chức để chứng nhận rằng họ đủ điều kiện kinh doanh một hoặc một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Giấy phép con hay còn gọi là giấy phép kinh doanh, tên tiếng Anh là Business license.
giấy phép con
giấy phép con
Giấy phép con là gì?
Giấy phép con được hiểu là giấy tờ pháp lý cấp cho cá nhân, tổ chức để chứng nhận rằng họ đủ điều kiện kinh doanh một hoặc một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Giấy phép con hay còn gọi là giấy phép kinh doanh, tên tiếng Anh là Business license.
Theo khoản 1 Điều 7 Luật Đầu tư 2020, ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
Các trường hợp cần phải xin giấy phép con
Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020 có quy định về các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Ví dụ:
  • Kinh doanh khách sạn 
  • Kinh doanh nhà hàng, quán karaoke
  • Sản xuất thực phẩm hay nước uống đóng chai
  • Sản xuất con dấu;
  • Kinh doanh công cụ hỗ trợ (bao gồm cả sửa chữa);
  • Kinh doanh các loại pháo, trừ pháo nổ;
  • Kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị;
  • v.v…
Theo đó, cá nhân, tổ chức (hộ kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã) khi đăng ký kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh nêu tại Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020 đều phải xin giấy phép con của ngành, nghề đó. Trường hợp giấy phép hết hạn sử dụng thì phải tiến hành gia hạn hoặc cấp mới giấy phép con. Nếu cá nhân, tổ chức kinh doanh những ngành, nghề khác ngoài Phụ lục trên thì không cần phải xin giấy phép con.
Hồ sơ thủ tục xin giấy phép con
Căn cứ những theo những quy định đối với từng loại ngành, nghề có điều kiện, cá nhân tổ chức chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền để xin giấy phép con cho ngành, nghề đó. Một số hồ sơ thường có khi tiến hành thủ tục xin cấp giấy phép con gồm:
  • Văn bản đề nghị cấp Giấy phép con;
  • Đề án hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Lý lịch của người đứng đầu doanh nghiệp có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền;
  • Danh sách trích ngang của các nhân viên;
  • Giấy chứng nhận đã tham gia khóa bồi dưỡng nghiệp vụ của người đứng đầu doanh nghiệp;
  • Giấy giới thiệu;
  • Các loại giấy tờ khác theo quy định pháp luật.

Hồ sơ thủ tục xin giấy phép con

Cần lưu ý điều gì khi xin giấy phép con trong đăng ký doanh nghiệp?
Khi xin cấp giấy phép con trong đăng ký doanh nghiệp, nhà đầu tư cần lưu ý các bước sau:
  • Kiểm tra quy định về giấy phép con: nhà đầu tư cần tìm hiểu và kiểm tra các quy định về giấy phép con trong lĩnh vực kinh doanh của nhà đầu tư. Một số lĩnh vực có quy định rõ ràng về giấy phép con như lĩnh vực y tế, giáo dục, giải trí, thực phẩm,…. sẽ có các quy định cụ thể khác nhau ứng với từng đặc thù trong ngành.
  • Điền đầy đủ và chính xác thông tin: Khi đăng ký giấy phép con, nhà đầu tư cần điền đầy đủ và chính xác thông tin trên hồ sơ đăng ký giấy phép con 
  • Nộp đầy đủ hồ sơ: nhà đầu tư cần nộp đầy đủ hồ sơ đăng ký giấy phép con theo yêu cầu của cơ quan quản lý địa phương. 
  • Thời gian xử lý hồ sơ: nhà đầu tư cần đăng ký giấy phép con đúng thời hạn quy định và chuẩn bị tinh thần cho việc thủ tục xử lý hồ sơ có thể mất thời gian tuỳ theo loại giấy phép con mà nhà đầu tư đã đăng ký 
  • Chi phí: nhà đầu tư cần tính toán và chuẩn bị chi phí cho việc đăng ký giấy phép con, bao gồm các khoản phí liên quan đến thủ tục, công chứng và in ấn.
Những bất cập khi thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép con
Pháp luật hiện hành quy định rất nhiều loại giấy phép con, đồng thời những quy định này nằm rải rác ở nhiều văn bản, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận, tìm hiểu và thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật.
Ngoài ra, việc hội nhập sâu rộng và tham gia các Hiệp định thương mại tự do kéo theo sự phát triển, du nhập của nhiều ngành nghề kinh doanh mới đòi hỏi pháp luật cần phải cập nhật để đáp ứng tình hình thực tế thị trường phải có hướng dẫn cụ thể. 
Tuy nhiên, hiện nay có những loại hình kinh doanh pháp luật chưa quy định, quy định chưa rõ hoặc điều kiện khá phức tạp gây khó khăn cho cả cơ quan quản lý nhà nước, cán bộ xử lý hồ sơ lẫn doanh nghiệp.
 
  • Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
  • Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

 

Tác giả: New Key NT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây