Công ty cổ phần là gì? Đặc điểm của công ty cổ phần như thế nào?

Thứ ba - 07/11/2023 04:07
Công ty cổ phần là một loại hình doanh nghiệp được tổ chức và hoạt động tương đối phức tạp. Bài viết sau luật sư NewKey sẽ chia sẻ cho bạn về loại hình công ty CP.
  1. Công ty cổ phần là gì?
Theo quy định tại Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020, Công ty cổ phần (Công ty CP) là doanh nghiệp, trong đó:
– Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
– Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
– Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
– Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này.
– Công ty CP có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Công ty CP có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.
  1. Một số đặc điểm cơ bản về công ty CP
Công ty CP có rất nhiều đặc điểm đặc biệt khác với các loại hình doanh nghiệp khác.
a. Về cổ đông công ty 
Thành viên công ty CP được gọi là các cổ đông. Cổ đông là những người sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty.
Pháp luật chỉ quy định về số cổ đông công ty cổ phần tối thiểu là 03 và không giới hạn số lượng tối đa. Điều này giúp công ty CP có thể mở rộng số lượng thành viên tuỳ theo nhu cầu của mình.
b. Vốn điều lệ của công ty 
Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.
Vốn điều lệ của công ty CP được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phiếu. Tổ chức hoặc cá nhân tham gia vào công ty bằng cách mua cổ phiếu, có thể mua một hoặc nhiều cổ phiếu.
c. 
Các loại cổ phần
Theo quy định tại Điều 114 Luật Doanh nghiệp 2020, có các loại cổ phần như sau:
– Cổ phần phổ thông;
– Cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi có các loại sau:
+ Cổ phần ưu đãi biểu quyết: Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết
+ Cổ phần ưu đãi cổ tức;
+ Cổ phần ưu đãi hoàn lại;
+ Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định.
Người được quyền mua cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định hoặc do Đại hội đồng cổ đông quyết định.
d. Đặc điểm về tư cách pháp nhân
Theo Bộ luật dân sự 2015 thì một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Được thành lập hợp pháp;
– Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
– Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;
– Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Công ty CP có đầy đủ tư cách pháp nhân. Công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty. Công ty có thể trở thành nguyên đơn hoặc bị đơn dân sự trong các tranh chấp dân sự, thương mại nếu có. Công ty có quyền sở hữu tài sản riêng. Các cổ đông chỉ được sở hữu cổ phần công ty chứ không sở hữu tài sản của công ty.
e. Chế độ chịu trách nhiệm của công ty CP 
Chế độ chịu trách nhiệm của công ty cổ phần là chế độ trách nhiệm hữu hạn:
– Công ty sẽ chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản công ty.
– Cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ bằng số vốn góp vào công ty.
f. Khả năng huy động vốn 
So với các loại hình công ty khác, công ty cổ phần có khả năng huy động vốn linh hoạt. Giống như các loại hình công ty khác, công ty CP có thể huy động vốn từ các khoản vay tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Ngoài ra công ty CP có thể huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu, trái phiếu. 
+ Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty CP phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Việc phát hành cổ phiếu là một điểm mạnh mà công ty trách nhiệm hữu hạn không có được.
+ Công ty CP có quyền phát hành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi và các loại trái phiếu khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
Cơ chế huy động vốn linh hoạt này là một trong những ưu điểm. Cá nhân, tổ chức thành lập công ty CP để họ có thể chủ động hơn về nguồn vốn khi có nhu cầu.
g. Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty CP. 
Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
– Thông qua định hướng phát triển của công ty;
– Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần;
– Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên;
– Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ hoặc một giá trị khác;
– Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
– Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;
– Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại;
– Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty;
– Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty;
– Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật doanh nghiệp và Điều lệ công ty.
h. Hội đồng quản trị công ty cổ phần 
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty quy định. Mỗi thành viên Hội đồng quản trị có một phiếu biểu quyết.
Hội đồng quản trị có từ 03 đến 11 thành viên. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng thành viên Hội đồng quản trị. Thành viên hội đồng quản trị do đại hội đồng cổ đông công ty bầu. 
Hội đồng quản trị bầu một thành viên của hội đồng quản trị làm chủ tịch hội đồng quản trị
  1. Thủ tục thành lập công ty cổ phần
a. Hồ sơ thành lập công ty cổ phần bao gồm
– Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp;
– Điều lệ Công ty;
– Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài; Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức
– Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
– Giấy tờ chứng thực cá nhân đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân;
– Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là tổ chức;
b. Thủ tục thành lập công ty cổ phần phải tuân thủ các bước sau:
Bước 1: Thu thập thông tin và soạn thảo hồ sơ
Sau khi các luật sư NewKey tư vấn kỹ càng cho Quý khách về pháp lý củCông ty cổ phần. Chúng tôi sẽ xin thông tin và soạn thảo hồ sơ chuẩn để Quý khách hàng ký.
Các thông tin quan trọng cần lưu ý đối với việc thành lập công ty CP:
– Tên công ty và cách đặt tên công ty chính xác, đẹp, dễ nhớ;
– Ngành nghề kinh doanh đăng ký. Lưu ý ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
– Trụ sở địa chỉ công ty phải chính xác số nhà, ngõ, tên đường, xã phường, quận huyện, tỉnh, thành phố.
– Vốn điều lệ. Vốn điều lệ tối thiểu của một số ngành nghề hay còn gọi là vốn pháp định.
Bước 2: Nộp hồ sơ trực tuyến
Người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần hoặc người được ủy quyền (Luật NewKey) kê khai, nộp hồ sơ thành lập công ty CP trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Cơ quan đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ và trả thông báo (Phiếu hẹn kết quả) qua email.
Phòng Đăng ký kinh doanh thụ lý hồ sơ và thông báo kết quả giải quyết hồ sơ đến doanh nghiệp qua email trong thời hạn 03 ngày.
Bước 3: Nộp hồ sơ bản cứng trực tiếp và nộp phí, lệ phí
Nếu nhận được thông báo hồ sơ hợp lệ từ Bước 2, đại diện doanh nghiệp nộp hồ sơ bản cứng trực tiếp lên Phòng đăng ký kinh doanh. Đồng thời, nộp phí, lệ phí (nếu có) và đăng ký hình thức nhận kết quả: chuyển phát về trụ sở hoặc nhận trực tiếp tại bộ phận một cửa.
Cơ quan đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ bản gốc, kiểm tra hồ sơ và thông báo việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số dự kiến qua mail cho người nộp hồ sơ.
Bước 4: Khắc con dấu doanh nghiệp và công bố mẫu con dấu
Doanh nghiệp tự thiết kế, khắc dấu hoặc thuê đơn vị được cấp phép thực hiện nhưng phải đảm bảo chứa hai nội dung tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp. Con dấu doanh nghiệp không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập. Sau khi khắc dấu xong phải công bố mẫu dấu mới được sử dụng.

Dịch vụ thành lập công ty cổ phần
Sử dụng dịch vụ thành lập công ty cổ phần của NewKey, khách hàng sẽ nhận được cung cấp những nội dung sau:
Tư vấn và giải đáp thắc mắc về công ty cổ phần
– Tư vấn về khái niệm và đặc điểm công ty CP.
– Ưu nhược điểm khi thành lập công ty CP.
– Tư vấn cách đặt tên công ty.
– Tư vấn vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh.
– Tư vấn về pháp luật, thủ tục, hồ sơ thành lập công ty.
– Tư vấn pháp luật thuế, chế độ kế toán thuế khi vận hành…
Thực hiện dịch vụ thành lập công ty cổ phần
– Soạn thảo bộ hồ sơ cho việc đăng ký doanh nghiệp.
– Thay mặt bạn nộp hồ sơ đăng kí doanh nghiệp tại sở kế hoạch đầu tư.
– Nhận kết quả của đăng kí doanh nghiệp và thực hiện đăng công bố nội dung đăng kí doanh nghiệp;
– Trả kết quả tại trụ sở của khách hàng.
– Đại diện khách hàng làm thủ tục khắc dấu tròn.
– Soạn hồ sơ thông báo mẫu dấu.
– Bàn giao con dấu cho khách hàng
– Các công việc khác như: setup hồ sơ kế toán thuế ban đầu, đóng lệ phí môn bài, mở tài khoản ngân hàng…
Khi đến với luật NewKey, bạn sẽ không còn phải bận tâm về những thủ tục rắc rối và công việc phức tạp trong việc thành lập công ty cổ phần. Nếu bạn đang có dự định thành lập công ty cổ phần. Hãy gọi ngay cho chúng tôi để nhận được tư vấn và báo giá ưu đãi nhất trên thị trường hiện nay.
Hotline: 0368050579

 

Tác giả: New Key NT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây